icon home Trang chủ
/
Tin tức Phương thức hiệu quả quản lý thu chi nội bộ cho doanh nghiệp nhỏ

Phương thức hiệu quả quản lý thu chi nội bộ cho doanh nghiệp nhỏ

29/03/2022
2321

Bạn đang mở công ty khởi nghiệp hay điều hành doanh nghiệp nhỏ nhưng bạn vẫn chưa biết cách làm sao để quản lý hiệu quả chính xác. Trong thời đại kinh doanh đầy biến động như hiện nay, quản lý thu chi nội bộ cho doanh nghiệp nhỏ yêu cầu những gì? Hãy cùng Tripi One tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Làm thế nào để quản lý thu chi nội bộ trong doanh nghiệp hiệu quả?

Quản lý thu chi nội bộ trong doanh nghiệp nhỏ quan trọng như thế nào?

 

Cách hiểu đơn giản nhất của quản lý thu chi nội bộ là quản lý về nguồn thu, chi, vốn cho doanh nghiệp, phân tích các thông tin phản ánh về dòng tiền, tình hình tài chính của doanh nghiệp. Qua đó, đưa ra kế hoạch chi tiêu, kinh doanh phù hợp.Ngoài ra, người quản lý cần thực hiện kế hoạch thu chi dài và ngắn hạn nhằm duy trì, ổn định việc kinh doanh và thu hút vốn đầu tư cho doanh nghiệp.

Giảm thiểu việc quá tải của kế toán

 

Trong khi những doanh nghiệp lớn thường có đội ngũ riêng để phân tích tài chính, kinh doanh, chủ doanh nghiệp nhỏ phải tự làm tất cả hoặc giao cho kế toán quản lý. Đây là vấn đề khiến cho chủ doanh nghiệp nhỏ bị quá tải công việc. Nhân viên kế toán cũng không đủ kiến thức chuyên môn để có thể phân tích tình hình tài chính. Dù bạn là chủ doanh nghiệp nhỏ hay là nhân viên kế toán thì cũng cần hiểu rõ về tầm quan trọng trong việc quản lý thu chi.

Thống kê dòng tiền để cân đối lợi nhuận

 

Trong hoạt động doanh nghiệp, bạn cần phải nắm rõ công ty có bao nhiêu vốn để nhập nguyên liệu cho phù hợp. Bạn muốn so sánh doanh thu khi bán ở cửa hàng với khi bán trực tuyến qua kênh bán hàng nhưng việc so sánh mất nhiều thời gian. Việc quản lý thu chi sẽ giúp bạn dễ dàng hơn khi thống kê lại.

Chủ doanh nghiệp có thể nắm được doanh nghiệp mình có đang tạo ra lợi nhuận không. Điều này giúp họ ra quyết định có thể chi trả các khoản thuế cửa hàng hoặc văn phòng, mua hàng tồn kho, trả lương nhân viên hay mua sắm thiết bị …

Các thông tin tài chính được cập nhật đúng lúc giúp người quản lý đưa ra các kế hoạch kinh doanh phù hợp để từ đó dễ dàng tiếp cận được thị trường. Song, điều đó còn giúp người quản lý quyết định sản phẩm, dịch vụ và thị trường nào có lợi nhuận để đầu tư đúng đắn.

Việc quản lý kinh doanh cho doanh nghiệp hiệu quả sẽ mang đến cho bạn định hướng để đưa ra lộ trình phát triển phù hợp trong tương lai, điều chỉnh hướng đi khi cần thiết.

Tầm quan trọng của quản lý thu chi nội bộ doanh nghiệp

Một số những sai lầm trong quản lý thu chi nội bộ doanh nghiệp

Phương thức quản lý thu chi nội bộ doanh nghiệp còn quá thủ công

 

Tuy cách thức quản lý thu chi nội bộ bằng phương thức thủ công dễ dàng và phù hợp đối với một số doanh nghiệp nhỏ, vì có thể thực hiện một cách đơn giản và không đòi hỏi khả năng chuyên sâu. Tuy nhiên, phương thức này lại có nhiều hạn chế vì dễ gây thất thoát và ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh. Trong khi có hàng tá các khoản thu, chi mà người chủ cần phải tự quản lý như giao dịch liên quan đến tiền như bán, xuất hàng, nhập kho, đổi trả sản phẩm,…

Nhầm lẫn về nguồn doanh thu

 

Trong quá trình kê khai số liệu kinh doanh, việc xác định nguồn doanh thu rất dễ mắc sai lầm, khó nắm bắt về các khoản thu chi. Người quản lý còn phải tự cập nhật giấy tờ và tự xử lý các vấn đề phát sinh. Từ đó, gây ảnh hưởng lớn đến việc thu chi nội bộ trong doanh nghiệp.

Tính toán thiếu chi phí

 

Việc kiểm kê quá nhiều các loại chi phí như điện, nước, nhập hàng, khấu hao thiết bị,. gây ra sự nhầm lẫn, thiếu sót cho người quản lý, dẫn đến kết quả doanh thu không chính xác.

Từ những vấn đề cụ thể trên đã cho chúng ta thấy tầm quan trọng trong quản lý thu chi. Việc thực hiện hiệu quả việc này giúp cho chủ doanh nghiệp hay kế toán nắm bắt được tình hình kinh doanh. Hạn chế được những tiêu cực, thất thoát có thể xảy ra trong quá trình hoạt động. Vậy làm thế nào để việc quản lý thu chi được hiệu quả.

Quản lý thu chi nội bộ trong doanh nghiệp hiệu quả

Quản lý các dòng tiền

Doanh nghiệp luôn có vô vàn các khoản thu chi khác nhau, vì thế cần phải kiểm soát dòng tiền một cách chặt chẽ. Dưới đây là một số cách để doanh nghiệp có thể tự quản lý dòng tiền:

  • Chia tiền ra cho nhiều tài khoản ngân hàng khác nhau. Mỗi tài khoản này sẽ quản lý một khoản tiền: Tiền lương, tiền thu nợ. Việc làm này sẽ loại bỏ những khoản chi phí không cần thiết và là một phương pháp kiểm soát thu chi nội bộ hiệu quả.
  • Thương lượng với các ngân hàng về điều kiện và ưu đãi tốt nhất về phí, lãi suất cho các tài khoản. Trong khi đó, các tài khoản ngân hàng cũng cần được kiểm soát và quản lý chặt chẽ.
  • Thường xuyên theo dõi biến động số dư, phát hiện kịp thời sự chênh lệch trong tài khoản để đối chiếu và theo dõi.
  • Tối ưu hóa các khoản thanh toán cho nhà cung cấp bằng việc sử dụng điều kiện tín dụng và lập trình thanh toán đúng hạn. Tận dụng khoản chiết khấu khi thanh toán sớm.

Kiểm soát việc sử dụng các tài sản.

Các chi phí liên quan đến việc sử dụng tài sản cần phải được quản lý chặt chẽ. Sau đây là một số lưu ý khi kiểm soát tài sản của công ty:

– Tắt hoặc chỉ sử dụng các vật dụng tiêu hao năng lượng khi thực sự cần thiết. Thay thế các vật dụng tắt bật tự động khi không có người sử dụng.

– Quản lý chặt chẽ các thiết bị văn phòng, lập biên bản bàn giao tránh việc hư hỏng, thất thoát tài sản.

– Những vật dụng đắt đỏ và thỉnh thoảng mới sử dụng nên thuê bên ngoài.

Cắt giảm chi phí không quan trọng

Vấn đề này cần phải được cân nhắc kỹ lưỡng để đảm bảo được lợi ích và tránh rủi ro.
Dưới đây là một số cách cắt giảm chi phí hiệu quả.

  • Thuê cộng tác viên và nhân viên thời vụ để tiết kiệm chi phí
  • Tìm hiểu nhiều nhà cung cấp khác nhau để có mức giá tốt nhất
  • Tận dụng tối đa dữ liệu hiện có của doanh nghiệp, hạn chế chi phí một cách tối đa.
  • Đàm phán chi phí về thẻ tín dụng cho doanh nghiệp của bạn
  • Sử dụng phần mềm quản lý thu chi nội bộ cho doanh nghiệp nhỏ
  • Sử dụng công nghệ thay con người quản lý thu chi cũng là một trong những cách giúp cắt giảm chi phí hiệu quả. Phần mềm không chỉ giúp bạn tiết kiệm được một khoản tiền lớn để thuê nhân công mà còn giải quyết những mặt hạn chế và sai sót của con người.

Quản lý thu chi nội bộ trong doanh nghiệp nhỏ luôn là yếu tố quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Để quản lý hiệu quả bạn cần phải lựa chọn cách thức phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp. Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ nắm được một số thông tin hữu ích để áp dụng hiệu quả trong công việc của mình.